Những khái niệm trong SEO bạn cần biết

Để làm SEO hiệu quả hoặc trở thành một SEOer nổi tiếng sau này.

Bắt buộc, bạn phải hiểu được một số khái niệm trong SEO.

Đây được gọi là những từ ngữ chuyên ngành, thường được các anh em làm SEO trao đổi nói chuyện với nhau.

Vì vậy, việc hiểu rõ những khái niệm cơ bản và thường gặp nhất trong lĩnh vực SEO là rất quan trọng.

Đừng lo lắng, trong bài viết này Thịnh sẽ liệt kê và chỉ dẫn cho bạn những khái niệm trong SEO thường gặp một cách dễ hiểu nhất.

Bắt đầu thôi nào!

Keyword ( Từ khóa) là gì?

Làm Seo không thể nào không nhắc đến Keyword hay còn gọi là từ khóa seo.

Keyword là gì? Hiểu đơn giản Keyword là từ khóa mà người dùng nhập lên thanh công cụ tìm kiếm của Google ( Bing, Yahoo, Cốc Cốc…)

Keyword ( Từ khóa) cũng rất đa dạng và có nhiều loại khác nhau chẳng hạn như:

Từ khóa chính, từ khóa phụ, từ khóa đồng nghĩa, từ khóa địa điểm, từ khóa sai chính tả….

Ví dụ: Người dùng nhập lên thanh công cụ từ khóa là “ Mua máy đếm tiền ở đâu ”

Khai niem trong SEO 1 1

Thì cụm từ “ Mua máy đếm tiền ở đâu ” chính là keyword chính.

Từ khóa phụ chẳng hạn “ Mua máy đếm tiền ở đâu giá rẻ ”.

Từ khóa địa điểm “ Địa điểm mua máy đếm tiền ở tại TP.HCM

Keyword là một yếu tố rất quan trọng, giúp bạn tiếp cận được rất nhiều người dùng thông qua Google.

Vì vậy khi làm SEO, người làm SEO luôn phải thực hiện công việc nghiên cứu từ khóa đầu tiên.

Bạn sẽ chẳng thể nào đoán biết được là người dùng sẽ nhập tìm kiếm gì ở trên thanh công cụ tìm kiếm cả, bắt buộc phải nhờ các công cụ chuyên sâu nghiên cứu hành vi người dùng, thông qua đó bạn có dữ liệu và tiến hành SEO.

Thịnh hay dùng Keyword Tool để nghiên cứu Keyword, đây là công cụ nghiên cứu từ khóa tốt và hiệu quả.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Keywordtool thông qua bài viết này.

Cách Sử Dụng Keyword Tool Hiệu Quả Nhất

Backlink, Internal Link là gì? Nó quan trọng không?

Phải thừa nhận đây là 2 yếu tố này cực kỳ quan trọng trong việc đưa trang Website của bạn lên TOP Google và sau đó trụ vững vàng ở đó.

Nếu không có 2 yếu tố này kết hợp khéo léo thì Website của bạn sẽ mãi chẳng lên TOP Google nổi…

Vậy Backlink thực chất là gì? Tại sao được các dân SEO rất chú trọng.

Backlink hiểu đơn giản là link liên kết từ Website khác trỏ về Website bạn.

Hãy nhìn ví dụ sau đây bạn sẽ lập tức hiểu ra vấn đề.

Khai niem trong SEO 2 1

Như hình ở trên, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy được là thông qua 1 Blacklink được đặt trong bài viết, bạn sẽ vô tình vào được 1 blog mới toanh tên là giupbanlamdep.com.

Đó chính là sức mạnh của backlink và lí do vì sao dân SEO thường nói với nhau rằng càng có nhiều backlink chất lượng thì càng dễ lên Top Google.

Tại sao lại như vậy, được lí giải đơn giản như sau:

Backlink giúp bạn vô tình nhận được thêm nhiều lượt truy cập vào Web thông qua backlink đấy.

Mà lượt truy cập cao thì đồng nghĩa với việc dễ lên TOP Google hơn.

Hiểu nôm na như sau, cũng là bài viết đó, cũng nội dung đó, nhưng 1 bài thì lèo tèo 2-10 lượt đọc, truy cập, 1 bài thì có cả 100-1000 lượt truy cập đọc.

Theo bạn thì Google sẽ cho bài nào lên TOP Google, chắc chắn là bài có 100-1000 lượt đọc, lượt truy cập rồi.

Backlink còn giúp nhiều người biết đến bạn và thương hiệu của bạn hơn, chẳng hạn nếu không đọc bài viết trên, mình cũng chẳng hề biết có tồn tại Blog tên là giupbanlamdep.com của 1 bạn nữ tên Oanh rất xinh đẹp…đúng không?

Internal Link là gì? Có gì khác biệt với Backlink ?

Internal link còn được gọi là liên kết nội bộ, nó cũng hoạt động tương tự như backlink là dẫn bạn qua một liên kết mới toanh.

Nhưng khác với backlink là nó không dẫn bạn tới một Website khác, Internal link dẫn bạn đi đọc những nội dung khác ở trên cùng 1 Website.

Khai niem trong SEO 3 1

Vậy Internal link có tác dụng gì?

Theo Thịnh thì tác dụng dễ nhận thấy nhất của Internal link là giúp cho độc giả, khách hàng của bạn dễ dàng tìm thấy nhiều thứ hay ho thú vị ở trên Website hoặc Blog của bạn hơn

Và khi họ càng ở lâu Website hay Blog của bạn thì bạn càng được Google đánh giá cao.

Đồng thời, bạn cũng tạo thêm được nhiều lượt truy cập vào những bài viết đó hơn.

Nofonow và Dofonow là gì trong SEO?

Để có thể hiển đơn giản 2 thành tố Nofonow và Dofonow bạn cần hình dung như sau.

Đầu tiên, Nofonow tức là Google Bot sẽ không đi theo đường link đó và bỏ qua đường link đó, lúc này Link liên kết đó sẽ không có sức mạnh.

Dofonow thì ngược lại, Google Bot được phép đi theo và vào đường link liên kết đó tìm hiểu xem đó là gì và có sức mạnh đẩy TOP.

link dofollow 4

2 thành tố này có gì quan trọng không? Câu trả lời là “ Có ”

Về tác dụng Thịnh đã nêu ở phần trên, Nofonow và Dofonow đều có vai trò và chỗ đứng rất riêng.

Chẳng hạn, Website và Blog của bạn gắn quá nhiều link tiếp thị liên kết.

Nhưng bạn không để những đường link này là Nofonow thì Bot Google sẽ vào đường link đó thu thập dữ liệu và sớm hay muộn gì cũng sẽ phạt bạn.

Bởi vì, Google rất ghét những trang Website hoặc Blog chỉ suốt ngày bán hàng kiếm tiền từ người dùng mà không mang lại giá trị gì cho người dùng, mặc dù trên thực tế bạn không hề xấu như Google nghĩ.

Nhưng Google vẫn cứ phạt bạn chỉ vì bạn không bật Nofonow cho những đường link đó.

Việc quyết định có bật link nofonow hay không là rất quan trọng.

Còn Dofonow thì sao? Tác dụng truyền sức mạnh của nó như nào?

Ví dụ: Bạn đặt backlink ở trên trang tinh tế chấm vn, bài viết đó đang review về sản phẩm điện thoại iphone 15 đi.

Bạn gắn link backlink ở trên đó là Dofonow và trỏ về Website bạn, quan trọng tiếp theo là Website của bạn cũng đang nói về sản phẩm iphone 15 và bạn cũng đang bán iphone 15.

Lúc này, Google BOT sẽ đưa ra kết luận, Backlink này là chất lượng, là uy tín.

Không chỉ vậy, Google Bot còn nhận ra là bạn đang được một trang rất uy tín và có tên tuổi nhắc đến và trỏ link về Website bạn.

Thế thì chắc chắn bạn cũng phải rất uy tín và lớn mạnh mới được như vậy.

Vì vậy, a Google sẽ cho bạn lên TOP Google vèo vèo.

Cũng là trường hợp y hệt ở trên, nhưng chỉ khác là bên tinh tế họ đặt link của bạn là nofonow thì mặc định bạn sẽ không được Google BOT vào xem thu nhập dữ liệu và không được tăng sức mạnh SEO.

Tối ưu Onpage và Offpage là gì?

Bạn được nghe nhiều đến cụm từ tối ưu Onpage và Offpage cho Website sao cho chuẩn SEO.

Vậy tối ưu Onpage là tối ưu những gì ở trong đó?

Tối ưu Offpage và Onpage khác nhau những gì?

Đầu tiên, tối ưu Onpage tức là bạn sẽ tối ưu giao diện hiển thị của Website, tối ưu hình ảnh, video, font chữ, màu sắc…

Sao cho hài hòa chuẩn SEO, đẹp nhất có thể.

Không chỉ có vậy tối ưu Onpage còn bao gồm việc: tối ưu các thẻ Heading, viết bài chuẩn SEO, gia tăng tốc độ tải trang, bảo mật trang website….

Nói chung tối ưu Onpage thiên về kỹ thuật nhiều hơn và mục đích hướng đến là mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Khác với tối ưu Onpage, tối ưu Offpage thì cần nhiều công sức, nguồn lực hơn…

Tối ưu Offpage bao gồm các công việc như là quảng bá Website, thương hiệu của bạn đến nhiều người dùng hơn.

Thông qua các chương trình: chạy quảng cáo, Booking các KOL để họ giới thiệu Website bạn tới người dùng, thuê Backling từ các trang báo lớn viết bài về công ty bạn và sau đó trỏ link về Website của bạn, ….

Mục tiêu của Offpage là nhằm kêu gọi mọi người truy cập vào Website của bạn.

Title và Description là gì?

Title là thứ đầu tiên khách hàng thấy được trước khi quyết định có ấn chọn vào Website bạn hay không?

Khai niem trong SEO 4 1

Description hay còn được gọi là mô tả ngắn, đây là phần bạn viết mô tả ngắn nội dung của bài viết hoặc dịch vụ đang cung cấp của bạn.

Nhờ 2 yếu tố này, khách hàng sẽ quyết định được có nên vào bài viết đó của bạn hay là không?

Nếu bạn tối ưu tốt, bạn sẽ tiếp cận được nhiều độc giả và nhận được nhiều lượt truy cập hơn khi đã lên TOP.

Lưu ý quan trọng: Trong thẻ Title và Description bắt buộc phải có từ khóa bạn SEO ở trong đó.

Index và Google BOT là gì?

Anh em làm SEO hay hỏi và trao đổi nhau là “ Bài viết đó được Google Index chưa? ”.

Vậy Index thực chất là gì? Index có quan trọng không?

Index được hiểu đơn giản là bài viết đó của bạn đã được Google BOT thu nhập dữ liệu, lập chỉ mục…

Nhờ việc Index thu nhập dữ liệu này bài viết của bạn mới được tìm thấy trên công cụ tìm kiếm của Google.

Nếu như bài viết hay Website đó của bạn chưa được Google Index thu nhập dữ liệu thì bạn sẽ không thể nào tìm được bài viết hay trang website đó ở trên thanh công cụ tìm kiếm của Google.

Index thường sẽ được BOT Google tự động làm, nhưng để nhanh được Index hơn bạn cần nhờ công cụ Google Search Console, hỗ trợ giúp đỡ bạn việc đó.

Lap chi muc

Như hình ở trên tức là bài viết của bạn đã được Google Index và xếp hạng trên thanh công cụ tìm kiếm.

Chua lap chi muc

Như hình này là chưa lập chỉ mục, không thể tìm thấy trên Google.

Cuối cùng, Google BOT là gì?

Google Bot là một phần mềm tự động được Google sử dụng để quét và thu thập thông tin từ các trang web trên internet.

Google Bot hoạt động như một loạt các robot hoặc web crawler, được thiết kế để tự động truy cập các trang web, tìm kiếm thông tin mới, cập nhật dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của Google và xác định vị trí của các trang web trong kết quả tìm kiếm của Google.

Google Bot chịu trách nhiệm quyết định vị trí của một trang web trong kết quả tìm kiếm của Google dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm nội dung của trang, liên kết đến trang đó từ các trang khác, độ tin cậy của trang web, và nhiều yếu tố khác.

Google thường cập nhật Google Bot để cải thiện quá trình quét và hiển thị kết quả tìm kiếm cho người dùng.

Kết luận của Thịnh

Trên đây là những khái niệm mà bạn thường gặp khi làm SEO, ngoài ra còn rất nhiều khái niệm khác mà bạn sẽ gặp trong quá trình làm SEO.

Nhưng chúng xuất hiện không thường xuyên nên trong giới hạn bài viết này, Thịnh sẽ không đề cập.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này, nếu có bất cứ thắc mắc gì về SEO về những khái niệm ở trên thì bạn có thể để lại comment ở cuối bài nhé.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x