Tên Miền Là Gì ? Kiến Thức Tổng Quan Dễ hiểu

Để một Website hoặc Blog hoạt động được ở trên không gian mạng thì bắt buộc bạn phải có 2 yếu tố cốt lõi và không thể thiếu.

Đó chính là Tên miềnHosting, 2 yếu tố này sẽ hình thành và tạo lên 1 Website hoặc Blog.

Vậy tên miền thực chất là gì?

Tại sao mỗi Website/Blog lại sở hữu 1 tên miền riêng độc nhất, không ai giống ai.

Tất cả sẽ được Thịnh chia sẻ trong bài viết này.

Tên miền là gì?

Tên miền là tên của một trang Website/Blog đang hoạt động trên Internet, là địa chỉ IP của mỗi Website.

Nhờ vào tên miền người dùng có thể dễ dàng nhớ đến và truy cập vào Website khi cần.

Hay hiểu đơn giản hơn, tên miền nó giống như địa chỉ nhà của bạn, nó là duy nhất và nhờ đó mà mọi người có thể phân biệt được đâu là nhà bạn và đâu là nhà hàng xóm.

Trên không gian mạng, tên miền cũng có vai trò tương tự.

Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại là IPv4 gồm 32bit chia thành 4 Octet

Các Octet này được ngăn nhau bởi dấu chấm và được biểu hiện ở dưới dạng thập phân có đầy đủ 12 chữ số.

Chẳng hạn như bạn muốn truy cập vào website: gosell.vn, thay vì phải ghi nhớ địa chỉ IP là 52.77.47.164 thì bạn chỉ cần ghi nhớ tên miền là gosell.vn là có thể truy cập vào Website nhanh chóng.

Chính vì địa chỉ IP dài và khó nhớ như vậy, nên tên miền được ra đời để thay thế cho những địa chỉ IP này, giúp người dùng dễ nhớ hơn.

Các thông tin khác liên quan đến tên miền

Câu trúc của một tên miền

Cau truc ten mien

Đầu tiên, Protocol

Http và Https là gì?

HTTP là tên viết tắt của HyperText Transfer Protocol (giao thức truyền tải siêu văn bản), là một giao thức cơ bản dùng cho World Wide Web (www) để truyền tải dữ liệu từ Web server đến các trình duyệt web và ngược lại.

HTTPS là viết tắt của từ HyperText Transfer Protocol Secure và chính là giao thức HTTP có sử dụng thêm các chứng chỉ SSL (secure Sockets Layer) giúp mã hóa dữ liệu truyền tải nhằm gia bảo mật giữa Web sever đến các trình duyệt Web.

Donain Name là gì ?

Là hệ thống phân giải tên miền, hệ thống này sẽ cho phép thiết lập các liên kết giữa một tên miền và một IP của máy chủ.

Người dùng khi truy cập vào Website sẽ chỉ cần nhớ tên miền mà không cần phải nhớ đến các dãy số địa chỉ IP.

Hiểu đơn giản hơn, Donai name giống như tên người dùng trong danh ba của bạn.

Thay vì phải nhớ số, bạn có thể lưu tên trong danh ba là Vợ iu, Ba, Mẹ…

Chỉ cần ấn gọi khi cần, mà không cần phải nhập số hay nhớ số.

Top-level  Domain là gì?

Nó là phần cuối cùng của một tên miền Internet; hay nói cách khác, nó là những chữ đi sau dấu chấm cuối cùng của một tên miền.

Dễ hiểu hơn, nó chính là phần đuôi của tên miền.

Hiện tại, có rất nhiều Top-level Domain khác nhau và đóng vai trò khác nhau.

.com ( Mọi đối tượng cá nhân, doanh nghiệp, cửa hàng…phổ biến nhất Thế giới)

.net ( Cho các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến Web, internet, viễn thông..)

.org ( Các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức phi lợi nhuận)

.biz ( Dùng cho các trang thương mại)

.gov ( Độc quyền dành cho các tổ chức chính phủ)

.edu ( Dành cho lĩnh vực học tập, Website thư viện, trường học..)

.info ( Website chuyên về lĩnh vực thông tin…)

.vn,.JP, .us, .china ( đây là những đuôi tên miền quốc gia, chi phí duy trì hàng tháng của những tên miền quốc gia này tương đối cao)

Nguyên tắc để đặt tên miền hợp lệ

Hiện nay, có hàng triệu tên miền đã được đăng ký hợp pháp và có chủ sở hữu riêng.

Vì vậy, bạn phải nhanh tay đăng ký tên miền càng sớm càng tốt để có được những tên miền ngon, dễ nhớ.

Để đặt tên miền hợp lệ bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Tên miền có ký tự tối đa là 63 ký tự.
  • Tên miền chỉ được sử dụng các ký tự trong bảng chữ cái ( A – Z), các số ( 0-9) và cả dấu –
  • Không được sử dụng ký tự đặc biệt
  • Tên miền không được bắt đầu và kết thúc bằng dấu –

Ví dụ: Hợp lệ là tên miền: may-demtien.com

Không hợp lệ là –maydemtien.com hoặc maydemtien-.com

Phân biệt tên Miền và Hosting

Muốn trang Website hoặc Blog của bạn hoạt động được, khách hàng có thể truy cập vào được, bắt buộc bạn phải có cả tên miền lẫn hosting.

Tên miền sẽ giúp người dùng tìm thấy Website/Blog của bạn.

Còn Hosting chính là không gian trên máy chủ, nơi chứa toàn bộ nội dung trang Web/Blog của bạn.

Nếu so sánh địa chỉ nhà giống như tên miền thì hosting giống như căn nhà, mảnh đất vậy.

Vì vậy, Hosting và tên miền có mối quan hệ cộng sinh, thiếu một trong hai đều không được.

Phí duy trì tên miền hàng năm là bao nhiêu? Vì sao phải mất phí

Bieu gia ten mien quoc te

Như hình ở trên bạn có thể hình dung ra chi phí để duy trì một tên miền trong vòng 1 năm là tương đối rẻ và ai cũng có thể mua và sở hữu được.

Chi phí duy trì tên miền quốc tế hàng năm sẽ giao động trong khoảng: 45k – 350k/năm/1 tên miền.

Còn phí duy trì tên miền có đuôi quốc gia .VN thì sao?

Bieu gia ten mien

Cũng tương tự với tên miền quốc tế, tên miền quốc gia .VN thu phí cũng không cao hơn là bao nhiêu.

Giao động từ 52k – 450k/1 năm/1 tên miền.

Tại sao phải mất phí mua và duy trì tên miền? Không cho miễn phí

Đầu tiên, tên miền bạn sẽ không thể mua và dùng viễn viễn.

Bạn chỉ có thể mua và gia hạn theo từng năm sử dụng.

Nếu bạn không gia hạn tên miền đều đặn theo từng năm thì bạn sẽ có khả năng mất tên miền vào tay người khác.

Ten mien het han bao lau thi mua lai duoc 1

Thu phí tên miền để thực hiện các việc sau

Duy trì hoạt động của tên miền trên máy chủ và hệ thống phân giải tên miền.

Chứng minh quyền sở hữu tên miền của chủ thể đăng ký tên miền.

Phí duy trì tên miền cũng bao gồm phí hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc như thiết lập cấu hình tên miền, tạo tên miền con, trỏ tên miền,…

Vòng đời của một tên miền diễn ra như thế nào?

vong doi ten mien

Giai đoạn 1: Trạng thái tự do

Lúc này, bản thân tên miền đó chưa thuộc về bất kì ai cả, bạn hay tôi đều có thể mua và sở hữu tên miền đó)

Giai đoạn 2: Trạng thái tên miền đã đăng ký
Khi tên miền đã đăng ký, tức là tên miền đã có chủ sở hữu, hiện giờ họ có toàn quyền với tên miền đó.
Bạn có thể mua lại tên miền đó với giá thỏa thuận với chủ cũ của tên miền.
Nhưng mức giá rất chat đấy.
Điển hình, cho chuyện đó là câu chuyện Elon Musk đã bỏ ra hơn 10 triệu đô để mua lại tên miền X.com từ Paypal.
Nếu mua ở giai đoạn trang thái tự do thì có lẽ Elon Mush chỉ phải mất 15$ cho tên miền X.com

Ty phu Elon Musk

Giai đoạn 3: Tên miền hết hạn

Lúc này, tên miền sẽ bước vào giai đoạn hết hạn.

Ví dụ: Thịnh đăng ký tên miền: Thinhtony.com vào ngày 13/05/2021 thì đến 13/05/2022 tên miền sẽ hết hạn.

Thịnh sẽ có 25 ngày cuối cùng trước khi đến ngay hết hạn, có thể gia hạn và duy trì sử dụng tiếp tục tên miền.

Giai đoạn 4: Xử lý thu hồi tên miền

Sau 25 ngày kể từ ngày hết hạn tên miền, tên miền sẽ được chuyển sang trạng thái thu hồi, chủ thể cũ của tên miền không thể thực hiện gia hạn tên miền.

Tên miền sẽ được đưa về trạng thái tự do, mọi người đều có nhu cầu mua có thể mua và sử dụng được.

thu hoi ten mien

Giai đoạn 5: Giai đoạn cho phép đăng ký mới (released domain)

Là giai đoạn tên miền quay trở lại trạng thái tự do như ban đầu, bất kì ai cũng có thể đăng ký và mua được. Vòng đời của tên miền sẽ được lặp đi lặp lại trong 5 giai đoạn trên.

Làm sao để có tên miền hay và dễ nhớ?

Ở phần trên Thịnh đã bổ sung cho mọi người tất cả những kiến thức cơ bản nhất về tên miền và quá trình hình thành tên miền.

Tại phần này, Thịnh sẽ chia sẻ mọi người những cách đặt tên miền hay và dễ nhớ và có những phương pháp đặt tên miền nào?

Để có tên miền hay và dễ nhớ thì yếu tố quan trọng đầu tiên là bạn phải thật nhanh tay, nếu bạn chậm tay thì các tên miền hay và ý nghĩa đều sẽ bị mua mất.

Có những cách đặt tên miền nào?

Tên miền Web/Blog rất đa dạng và phong phú, mỗi người lại có 1 cách đặt tên miền riêng nhưng chung quy lại thì cũng tuân theo một vài cách đặt tên miền nhất định.

  • Đặt tên miền ngẫu nhiên, không có chủ đích gì

Bạn có thể lựa chọn đại những từ kí tự và ghép chúng lại với nhau và hình thành lên tên miền.

Giả sử như trang Apple.com ( dịch tức là trái táo), không mang ý nghĩa gì cả và càng không liên quan đến lĩnh vực điện thoại và công nghệ.

Nhưng sao họ vẫn nổi tiếng và Top đầu những công ty lớn nhất trên toàn Thế giới, tất cả nằm ở từ “ Giá Trị cốt lõi ”.

Apple
  • Đặt tên miền theo lĩnh vực bạn đang kinh doanh, buôn bán.

Bạn có thể đặt tên miền ví dụ như thegioididong.com , maydemtien.com, maylanh.com, Laptop88.vn……

Khi bạn đặt tên miền theo lĩnh vực kinh doanh bạn sẽ rất lợi thế trong việc SEO từ khóa gắn với món hàng bạn bán.

Giả sử: Thịnh mua tên miền maydemtien.com thì chắc chắn Thịnh có 2 yếu tố lợi thế, đầu tiên khách truy cập sẽ biết và hiểu luôn là Web này chuyên bán máy đếm tiền.

Thứ 2 là với cụm từ máy đếm tiền khi tra trên Google , Web của Thịnh sẽ dễ dàng lọt top 1-10 hơn.

tgdd
  • Đặt tên miền theo thương hiệu của công ty

Chẳng hạn, bạn là chủ một doanh nghiệp hay một công ty nào đó, bạn hoàn toàn có thể lấy tên công ty đặt cho tên miền.

Ví dụ: Phongvu.com , Nguyenkim.com, Anphatpc.com , Thienlong.vn …..

Với những tên miền như vậy, thương hiệu công ty của bạn sẽ được nhiều người biết đến hơn trên không gian mạng.

  • Đặt tên miền theo tên cá nhân + tên phụ ở phía sau

Đây cũng là một trong những cách đặt tên miền phổ biến nhất.

Bạn sẽ bắt gặp tương đối nhiều các tên miền như : ngocdenroi.com , thachpham.com , minhxinchao.com, namcung.com,….

Hay hiện tại là trang thinhtony.com chẳng hạn.

Với quy tắc này bạn sẽ lấy tên của chính các bạn và thêm 1 cụm từ nghe đặc biệt hoặc kiêu kiêu ở phía sau.

Ví dụ: Tên của tôi là Thịnh, tôi chọn là Thinh, cụm từ phía sau tôi thêm chữ Tony bởi vì tôi thấy nó đặc biệt và nghe hài hài, ….

Sẽ tạo cho người độc giả cảm giác mới lạ thú vị, khiến họ nhớ đến Web/Blog của tôi hơn.

Hoặc như bạn Minh, tên bạn ấy là Minh và bạn ấy kết hợp với từ xinchao.

Thế là tạo được tên miền khá hay: Minhxinchao.com

  • Đặt tên miền bằng chính tên của bạn….hoặc tên đệm + tên của bạn

Đây là cách đặt tên miền dễ nhất và đỡ đau đầu nhất, nhưng rủi ro của nó là bạn phải xây dựng được 1 thương hiệu của riêng bạn gắn với tên miền của bạn.

Thì họ mới nhớ đến tên Web/Blog của bạn.

Ngoài ra, với những tên miền gắn theo tên của bạn thì lỡ như sau này bạn chán lĩnh vực Web/Blog thì bạn cũng rất khó bán và giao dịch.

Vì chẳng ai thích mua lại 1 Web/Blog có tên của người khác cả.

Trên đây là tất cả những cách đặt tên miền phổ biến nhất, ngoài ra còn rất nhiều những cách đăt tên miền khác nữa.

Bạn có thể tìm hiểu thêm và lựa chọn cho chính mình 1 tên miền nghe thật hay thật kiêu nhé.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết chia sẻ của Thịnh.

Thịnh chúc tất cả các bạn bình an và gặp nhiều may mắn.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Dịch vụ hiện có
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo